Chiều ngày 20-9, tại thành phố Cần Thơ, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long (VCCI ĐBSCL) phối hợp với Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức Tọa đàm Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư cho ĐBSCL, nhằm phân tích, đánh giá nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ĐBSCL, đồng thời trao đổi chia sẽ kinh nghiệm giải ngân đầu tư công ở các địa phương và tham mưu chính sách phát triển vùng ĐBSCL.
Tham dự buổi tọa đàm có ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI ĐBSCL; ông Nguyễn Khánh Tùng - Viện trưởng Viện Kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ cùng đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và các đại biểu khách mời có liên quan.
Quang cảnh buổi Tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được thông tin tóm tắt tình hình thu hút đầu tư của khu vực ĐBSCL; những khó khăn, thách thức có nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn đầu tư và năng lượng khai thác cho khu vục ĐBSCL; các nút thắt làm cản trở sự phát triển của ĐBSCL trong hiện tại và sau này. Ngoài ra, các đại biểu tham dự được các chuyên gia phân tích và chỉ ra những nguyên nhân then chốt dẫn tới vòng xoáy đi xuống và làm cho ĐBSCL ngày càng tụt hậu so với các vùng khác.
Những năm trở lại đây, cơ cấu GRDP của vùng ĐBSCL gần như không có sự thay đổi, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng vọt trong những năm 2020 và năm 2021 nhờ một số dự án năng lượng, hiện nay đã không có nhiều dự án lớn. Đầu tư trong nước chưa đạt như kỳ vọng cho nhiều doanh nghiệp quy mô. Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế song đầu tư vào khu vực này hết sức hạn chế, chỉ chiếm 2,5% tổng số doanh nghiệp ở ĐBSCL và vốn FDI trong nông nghiệp cũng rất thấp, chỉ chiếm 1% vốn đăng ký và 3% số dự án đầu tư. Mặc dù Chính phủ và các địa phương đã tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng cho ĐBSCL, tuy nhiên việc thu hút các nhà đầu tư vào khu vực ĐBSCL vẫn còn thấp và kém hiệu quả, việc thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách và FDI còn nhiều hạn chế, đồng thời tỷ lệ giải ngân còn thấp so với kế hoạch đề ra.
Đại biểu chia sẻ về thu hút đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Từ những thông tin chia sẽ của các đại biểu tại buổi tọa đàm, tỉnh Sóc Trăng có thêm những kinh nghiệm quý báo để công tác dự báo, định hướng các dự án trong thu hút đầu tư thời gian tới có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để vận dụng tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Sóc Trăng nói riêng, của vùng ĐBSCL nói chung./.